Câu hỏi thường gặp

1.Ngành Công nghệ Sinh học: Học gì, học ở đâu, ra trường làm gì?

Công nghệ Sinh học là gì?

Công nghệ Sinh học là ngành học có sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ. Diễn giải một cách chi tiết hơn, ngành học này sẽ giúp bạn nghiên cứu và sử dụng những thực thể sống dựa trên nguyên lý sinh học để chế tạo nên các sản phẩm có ích cho loài người. Công nghệ Sinh học được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống nhưng chủ yếu tập trung vào 4 mảng chính là y dược, nông nghiệp, năng lượng và môi trường. Bạn chưa cần biết mình sẽ học gì trong ngành này nhưng đến đây là có thể phần nào hình dung sự nghiệp tương lai của ngành này rất đa dạng và rộng mở.

Ngành Công nghệ Sinh học có hệ đào tạo đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu như chương trình cấp chứng nhận, chứng chỉ, bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ngành này còn cho phép bạn học trực tuyến nhưng đây thường là lựa chọn của những người đã làm việc lâu năm có mong muốn bổ sung kiến thức để ứng dụng ngay vào công việc đang có.

Ai phù hợp với ngành Công nghệ Sinh học?

Nếu bạn sở hữu đủ 3 yếu tố sau thì ngành Công nghệ Sinh học có thể là lựa chọn sự nghiệp tiềm năng:

- Bạn cần giỏi các môn học quan trọng gồm Toán, Sinh học và Hóa học thì mới có thể tiến xa trong ngành này.

- Không ngại làm việc trong phòng thí nghiệm vì ngành học này đòi hỏi thời lượng đầu tư cho nghiên cứu khá nhiều.

- Sự cẩn thận và tỉ mỉ là yêu cầu bất thành văn khi chọn học lĩnh vực này đòi hỏi sự chính xác cao này. Sản phẩm bạn làm ra sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống nên không thể hời hợt và qua loa.

Học Công nghệ Sinh học xong ra trường làm gì?

Một số hướng đi phổ biến của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học bạn có thể tham khảo như sau:

Đi dạy

Nếu bạn thích làm việc trong môi trường học đường thì có thể cân nhắc trở thành giáo sư hoặc giảng viên đại học. Yêu cầu cho các công việc này sẽ có khác biệt tùy thuộc vào từng nơi nhưng hầu hết sẽ đòi hỏi bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ với kinh nghiệm chinh chiến trong công việc thực tế. Với công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm triển khai các dự án nghiên cứu trong khoa, trực tiếp đứng lớp giảng dạy và kèm cặp sinh viên.

Kỹ sư y sinh

Công việc của Kỹ sư y sinh là thiết kế và chế tạo các dụng cụ, thiết bị, hệ thống và phần mềm phục vụ cho lĩnh vực y khoa. Một số sản phẩm quen thuộc của công việc này ắt hẳn bạn đã biết là máy chụp X-quang, máy đo điện tâm đồ hay máy siêu âm. Nhìn chung thì tất cả những thiết bị công nghệ bạn thấy trong bệnh viện đều là công sức của các kỹ sư y sinh.

Kỹ sư môi trường

Nhiệm vụ của kỹ sư môi trường là bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người. Nhiệm vụ của vị trí này có thể bao gồm dọn dẹp vùng bị ô nhiễm, thúc đẩy quá trình ban hành luật về môi trường hoặc làm việc với các doanh nghiệp để giảm thiểu chất thải.

Kỹ sư nông nghiệp

Nhiệm vụ chính của vị trí này là tìm cách cải thiện quá trình sản xuất và tối ưu hóa chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Kỹ sư nông nghiệp có thể còn sáng tạo nên các loại thực phẩm mới cung cấp cho thị trường.

Kỹ sư hóa học

Công việc này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm hóa học trong đời sống hàng ngày như xăng dầu, mỹ phẩm, thuốc thang.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp Công nghệ Sinh học thế nào?

Dù bạn chọn bất kỳ công việc nào liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học thì cũng đều là những vị trí mang tính chuyên môn cao. Vì vậy nên mức thu nhập nhìn chung sẽ rủng rỉnh hơn so với những công việc phổ thông khác. Còn mức lương cụ thể ra sao thì sẽ tùy thuộc vào từng công ty, thị trường lao động của mỗi quốc gia và nhất là năng lực cá nhân của bạn. Bạn chỉ cần ghi nhớ một điều rằng ngành Công nghệ Sinh học rất quan trọng với đời sống xã hội nên nếu bạn có thực tài thì chắc chắn nhà tuyển dụng không ngần ngại giữ chân bạn với một mức thu nhập tương xứng.

Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì ?

Trước hết bạn cần phải hiểu khái niệm ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì ? Hiểu một cách đơn giản, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, bệnh viên, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,…

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,…

Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng.

Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được học các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Kiến trúc công nghiệp, Nền và móng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông, Cấp thoát nước, Máy xây dựng, Tổ chức thi công, An toàn lao động,…

Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

 Có thể phân chia công việc của người làm ngành Công nghệ kỹ thuật xây thành ba nhóm sau:

- Công việc ngoài công trường: Là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,…

- Công việc trong công xưởng: Là những vị trí như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng

- Công việc trong văn phòng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản thì Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học…

Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HỌC GÌ?

Theo học Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống...

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:

- Hóa sinh học thực phẩm

- Vi sinh vật học thực phẩm

- Dinh dưỡng

- An toàn thực phẩm

- Quản lý chất lượng

- Phát triển sản phẩm

- Phân tích thực phẩm

- Công nghệ sau thu hoạch

- Công nghệ chế biến thực phẩm

- Công nghệ sinh học thực phẩm..

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM RA TRƯỜNG LÀM GÌ? Ở ĐÂU?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm các vị trí tại:

- Kỹ sư quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm.

- Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng.

Từ những thông tin trên, hi vọng rằng các em và quý phụ huynh đã có đáp án cho các câu hỏi về ngành Công nghệ thực phẩm. Nếu cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ Trường Đại học Kiên Giang để được tư vấn kỹ lưỡng hơn:

Hiểu một cách đơn giản thì Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại; Quản trị truyền thông, marketing,...

Theo học Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên còn được trang bị thêm kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,...

Vấn đề đầu ra luôn là vấn đề được quan tâm nhất khi lựa chọn ngành nghề, khi hiểu rõ về ngành mình sẽ luôn đặt ra câu hỏi sau khi học công nghệ thông tin ra làm gì.

Nhìn chung, tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin cơ hội việc làm rất rộng mở. Theo một nghiên cứu, đến năm 2023, Việt Nam sẽ cần ít nhất 500.000 nhân viên CNTT. Vậy sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể lấp đầy những vị trí nào?

  • Nhà phát triển: Đây là vị trí hot nhất trong ngành CNTT và cần nhiều nhân lực. Họ là những người trực tiếp viết các chương trình máy tính và phần mềm kỹ thuật. Các lĩnh vực lập trình phổ biến bao gồm lập trình web, lập trình game, lập trình ứng dụng điện thoại di động …

  • Kiểm toán viên chất lượng phần mềm (Quality Assurance and Quality Control): Họ là những người kiểm tra chất lượng của các sản phẩm kỹ thuật, đặc biệt là các chương trình phần mềm do các nhà phát triển tạo ra.

  • Tham gia giảng dạy và nghiên cứu công nghệ thông tin trong các trường học và viện nghiên cứu

  • Chuyên gia quản lý dữ liệu

  • Quản trị mạng 

  • Kỹ sư AI tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

  • Nhân viên CNTT chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính và phần mềm của các công ty và tổ chức

  • Chuyên gia an toàn và bảo mật thông tin

Đây là một số vị trí công việc phổ biến trả lời các câu hỏi về cách đối phó với CNTT. Theo khả năng và lĩnh vực nghiên cứu, bạn sẽ có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.